Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

Đền Đuổm - Thái Nguyên

Đền Đuổm là ngồi đền thờ Dương Tự Minh (Thánh Đuổm). Đền được xây vào khoảng thế kỷ thứ 12, tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên. Đền Đuổm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25km về phía Bắc.


Đền tọa lạc tại chân núi Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, bên quốc lộ 3, cách thành phố Thái Nguyên 25 km về phía tây bắc. Là một quần thể gồm các đền thờ do người dân dựng lên và những ngọn núi đá tự thiên.


Năm 1993, đền được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia. Đền đã được tu sửa nhiều lần, nhưng vẫn giữ được phong cách kiến trúc cổ theo kiểu tam cấp gồm: đền Thượng, đền Trung và đền Hạ.


Phía trên sát vách núi là đền Thượng - là nơi thờ Mẫu địa - Cha trời mẹ đất. Đền Trung thờ “Phò Mã Đô Uý” Dương Tự Minh. Phía dưới là hai phủ (phủ bên phải thờ công chúa Diên Bình, phủ bên trái thờ công chúa Thiều Dung) hai phu nhân của ông.


Khu vực trung tâm của đền là Sân Rồng vào những ngày mùng 6 tháng giêng, 14/4 lễ Hạ Điền, lễ 7/7 Thượng Điền, 13 tháng chạp là lễ Tất niên dân làng tập trung tại sân Rồng để làm tế lễ. Bên phải sân Rồng là miếu Hàm Long - thờ Thành Hoàng và bên trái là Dấu Chân Hổ. Xuống phía dưới là lư hương to để du khách thắp hương, hai bên sân còn có rất nhiều cây đa cổ thụ với hàng ngàn năm tuổi. Xuống phía dưới là khu vực đền Hạ, phía bên phải cổng đền là miếu Sơn Thần, bên trái là bia đá trên có ghi thân thế và sự nghiệp phò mã Dương Tự Minh.


Dương Tự Minh là ai ?  


Dương Tự Minh là một thủ lĩnh người Tày ở phủ Phú Lương (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ngày nay) thời nhà Lý ở Việt Nam. Ông được triều đình liên tục dưới thời các vua Nhân Tông, Thần Tông và Anh Tông giao cho cai quản phủ Phú Lương và đã làm việc tích cực, góp phần làm cho địa phương phồn thịnh, giữ vững an ninh vùng rừng núi phía Bắc.


Dương Tự Minh có công tiêu diệt giặc Tống (năm 1148), có công tiêu diệt phản loạn bảo vệ nhà Lý (năm 1150).


Là người có công lớn trong việc giành lại phần đất đai rộng lớn từ tay giặc Tống và bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía Bắc Đại Việt. Ông được nhà Lý phong sắc: “Uy viễn đôn đỉnh Cao Sơn quảng độ chi thần”. Các triều đại về sau có sắc, truy phong ông là “Cao Sơn quý minh”. Với tài đức của mình Dương Tự Minh được nhân dân khắp miền biên cương yêu mến, triều đình tin cậy.


Ghi nhận công lao của ông năm 1127 Ông được vua Lý Nhân Tông gả công chúa Diên Bình và phong chức “Thủ lĩnh phủ Phú Lương”. Tiếp đến năm 1144 Dương Tự Minh lại được vua Lý Anh Tông gả công chúa Thiều Dung và phong chức “Phò mã đô uý”. Trong lịch sử phong kiến chưa có ai hai lần được phong phò mã như ông.


Hội đền Đuổm được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội quan trọng của chính quyền và nhân dân huyện Phú Lương cũng như đối với các đơn vị hành chính kế cận. Đền Đuổm là một điểm sáng về du lịch của huyện và tỉnh Thái Nguyên, không chỉ trong dịp Tết mà cả những thời điểm quan trọng khác của năm.


Trên cả một vùng rộng lớn từ Bắc Kạn, Thái nguyên, Bắc Giang, có nhiều nơi dựng đình miếu thờ Đức Thánh Đuổm. Ở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang, Đình thờ thành hoàng là Dương Tự Minh gồm có: Đình Ngọc Tân và Đình Ngọc Thành của xã Ngọc Sơn, Đình Thắng Núi xã Đức Thắng, Đình Vạn Thạch xã Hoàng Vân, Nghè Đề Thám thuộc làng Trản, xã Hoàng Thanh. Ở huyện Phú Bình, Thái Nguyên có Đình Kha Sơn Thượng thuộc xóm Tây Bắc, xã Kha Sơn là đình đã được xếp hạng di tích lịch sử. Đình này thờ thần hoàng là Dương Tự Minh. Những làng thờ Thành hoàng là Đức Thánh Đuổm cũng thường mở hội lớn suốt 3 ngày vào dịp đầu xuân, lễ rước trang trọng.


Ngoài ra, tên ông cũng được đặt tên cho một con đường ở Thành phố Thái Nguyên để tỏ lòng biết ơn và ghi nhớ công lao.



Khám phá & Chia sẻ Đền Đuổm - Thái Nguyên tại Ngôi nhà Tâm Linh

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

Đền Cô Bé Xương Rồng - Thành Phố Thái Nguyên

Đền Cô bé Xương Rồng thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh và Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và Cô Bé Xương Rồng. Đền Xương Rồng còn là nơi thờ Dương Tự Minh (còn gọi là Đức Thánh Đuổm).


Đền Xương Rồng hay còn gọi là Xương Long Tự hoặc Đền Cô Bé Xương Rồng tọa lạc tại phường Phan Đình Phùng; thành phố Thái Nguyên. Tương truyền Cô bé Xương Rồng là người hành nghề y cứu người.


Về thuyết phong thủy thì Xương Long Linh Từ tọa lạc trên lưng rùa; đầu hướng về phía mặt trời mọc. Bao bọc đền là một dòng suối trong vắt; uốn lượn. Ta có cảm giác ngôi đền được thần Kim Quy cõng bơi trên sông nước vậy.


Khuôn viên của Đền rộng; có nhiều cây cổ thụ quanh năm xanh tốt; đặc biệt có cây bồ đề đã vài trăm tuổi. Đền Xương Rồng là ngôi đến linh tiếng từ lâu đời tại Thái Nguyên; đã đón rất nhiều khách gần xa đến tế lễ; chiêm bái và gửi gắm tâm linh vào nơi cung kính.


Năm 2014, nhà Đền đã cho đúc chuông và tượng vua cha Ngọc Hoàng để bổ sung cho không gian thờ tự.


Dưới đây là sự tích về đền:


Xưa kia có đôi vợ chồng nghèo sống bằng nghề thuốc nam, đã nhiều năm trôi qua nhưng họ vẫn chưa có con. Một hôm, người vợ vào rừng hái thuốc và gặp tiên ông. Tiên ông cho người vợ một vật bảo rằng, hãy mang về chôn ở đầu giường, thì điều thiêng sẽ linh ứng. Quả nhiên, người vợ có mang sau 12 tháng sinh ra một bé gái xinh xắn. Cô bé thông minh giỏi giang, 9 tuổi đã cùng cha mẹ lên núi hái thuốc và chữa được nhiều bệnh lạ mà cha mẹ cô không chữa được.


Cha mẹ cô bé đột ngột qua đời, cô bé sống một mình và tiếp tục hái thuốc nam chữa bệnh cho mọi người. Thông minh lanh lợi, giỏi y thuật, cô bé được nhân dân trong vùng tôn là nữ thần y.


Trong một đêm giông bão, ngôi nhà cô ở đã cùng cô biến mất mãi mãi, chỉ còn lại một cây lạ mọc trên nền đất cũ. Trên cây ghi lại di thư rằng: “Ta là con Thánh Mẫu Thượng Ngàn đầu thai xuống giúp chữa bệnh cho dân, giờ ta ban cho dân cây thuốc quý này”.


Lúc này, quân sĩ do tướng Dương Tự Minh triều nhà Lý bị mắc bệnh lạ mà mọi thần y đều không có khả năng đoán chữa bệnh. Trong giấc mơ, Dương Tự Minh đã thấy có người mách, hái cây thuốc quý nấu thành nước cho quân sĩ uống thì sẽ tiêu tan bệnh. Quả nhiên bệnh đã hết, sau khi đánh thắng giặc về ông cho lập đàn tế lễ. Từ đó trở đi nơi thờ tự cô bé được gọi là Xương Long Linh Từ.


Và Dương Tự Minh là ai


Ông là người Tày, quê ở Quan Triều, Thái Nguyên. Năm 1143, Ông được triều đình nhà Lý phong làm Thủ lĩnh phủ Phú Lương (bao gồm đất đai tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, một phần tỉnh Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nội ngày nay).


Dương Tự Minh có công tiêu diệt giặc Tống (năm 1148), có công tiêu diệt phản loạn bảo vệ nhà Lý (năm 1150). Vì vậy, Ông đã vua Lý gả cho hai nàng công chúa là Diên Bình và Thiều Dung.


Dương Tự Minh là nhân vật lịch sử có thật (Phò mã nhà Lý) có nhiều công lao với mảnh đất Thái Nguyên và triều Lý. Sau khi mất ông được nhiều triều đại phong kiến Việt Nam ban sắc phong là Thượng đẳng thần.


Đền Đuổm dưới chân núi Đuổm, thuộc xã Động Đạt, Huyện Phú Lương, Thái Nguyên nơi thờ tự chính của ông. Tương truyền đó là quê hương của ông, và cũng chính là nơi mất của Ông.


Lễ hội của đền vào 20/8 hàng năm.



Khám phá & Chia sẻ Đền Cô Bé Xương Rồng - Thành Phố Thái Nguyên tại Ngôi nhà Tâm Linh

Cách chọn tuổi xông nhà, hướng xuất hành năm Mậu Tuất 2018 và ngày giờ tốt mở cửa hàng đầu năm

Xông nhà, xem hướng xuất đầu năm, chọn ngày giờ tốt mở hàng là tục lệ lâu đời của người Việt Nam mỗi dịp tết đến xuân về. Vì vậy, việc lựa chọn tuổi, chọn người xông nhà, xông đất đáp ứng được các tiêu chí: có đạo đức, đường hoàng, vui vẻ, rộng rãi, hạnh phúc, thành đạt, đang ăn nên làm ra đã trở nên phổi biến.



Chọn người xông nhà hợp tuổi với gia chủ


Việc đặc biệt quan trọng là người được mời xông nhà năm mới phải là người hợp tuổi chủ nhà. Nên tránh mời những người đang có tang đến xông nhà. Nếu gia chủ có tang thì nên kiêng không đến mừng tuổi cho các gia đình khác trước sáng mùng 1 để tránh cho gia đình người đó không bị xui xẻo. Cũng như vậy, phụ nữ có thai thường kiêng không đi đâu trong những ngày đầu năm mới vì tục ngữ có câu “sinh dữ, tử lành”.


Xem cách chọn người có Thiên Can, Địa Chi, Ngũ hành tương sinh với gia chủ tại đây


Chọn người xông nhà hợp với năm 2018


Năm 2018 là năm Mậu Tuất tuổi con chó. Vì vậy, các tuổi xông nhà (Dần – Ngọ) xét theo địa chi thì làm tam hợp rất tốt cho năm 2018.


Ngoài ra, Năm Mậu Tuất 2018 có mệnh Ngũ Hành là Mộc. Theo phong thủy ngũ hành tương sinh thì Thủy Sinh Mộc, vậy chọn người xông nhà có mệnh Thủy là thích hợp nhất trong năm 2018.


Hướng xuất hành đầu năm mới Mậu Tuất 2018


Sau khi đã xông nhà đầu năm mới thì các bạn có thể chọn hướng xuất hành đầu năm 2018 Mậu Tuất. Xuất hành nghĩa là đi ra khỏi nhà sau lúc giao thừa. Có người thì ngay sau giao thừa đã xuất hành đi lễ chùa, lễ đền có người bắt đầu sáng mùng Một Tết mới đi, cũng có người xuất hành vào mùng Hai, mùng Ba Tết, tùy hoàn cảnh cụ thể.


Các hướng nên xuất hành 3 ngày đầu năm mới 2018:


Ngày mùng 1 tết (Thứ 6 ngày 16/2/2018): xuất hành hướng Nam


Ngày mùng 2 tết (Thứ 7 ngày 17/2/2018): xuất hành hướng Hướng Tây Nam


Ngày mùng 3 tết (Chủ nhật ngày 18/2/2018): xuất hành hướng Tây Nam


Ngày giờ tốt mở hàng hoặc mở cửa hàng đầu năm mới Mậu Tuất 2018


Quan niệm của người Việt xưa nay, ngày mở cửa hàng, khai trương đầu năm mới có ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc của gia chủ trong cả năm. Vì vậy, từ xưa đến nay, việc chọn ngày giờ mở hàng luôn rất được coi trọng. Năm mới đến, những người chủ cửa hàng, doanh nghiệp chọn được ngày tốt, giờ đẹp mở cửa hàng mà được vị khách đầu tiên hợp tuổi mua bán chóng vánh, sởi lởi thì tin rằng cả năm nhà chủ sẽ mua may bán đắt, chuyện làm ăn cũng thuận lợi và phát đạt hơn.


Các ngày, giờ đẹp để mở hàng, khai trương đầu năm Mậu Tuất 2018:


Ngày mùng 3 tết (18/2/2018) giờ đẹp Thìn (7h – 9h), Ngọ (11h – 13h), Mùi (13h – 15h), Tuất (19h – 21h)


Ngày mùng 5 tết (20/2/2018) giờ đẹp Mão (5h – 7h), Tỵ (9h – 11h), Thân (15h – 17h), Tuất (19h – 21h)


Ngày mùng 10 tết (25/2/2018) giờ đẹp Sửu (1h – 3h), Mão (5h – 7h), Ngọ (11h – 13h), Thân (15h – 17h)


Người mở hàng thường phải có thiên can, địa chi, mệnh tương sinh với gia chủ, thì sẽ giúp tăng tài khí, may mắn cho gia chủ.


Chọn người mở hàng bên cạnh chuyện hợp tuổi còn phải chọn người “tốt vía” nghĩa là những người hiền lành, đức độ, làm ăn khấm khá… Người đến mở hàng thường chỉ trao đổi việc mua bán khoảng 5, 10 phút chứ không ở lại lâu, để cho mọi việc trong năm của chủ nhà sẽ được trôi chảy thông suốt.


Tóm lại: 


Chọn người xông nhà, xông đất và mở cửa hàng khai trương là người không những tương sinh mệnh, hợp tuổi gia chủ mà cần phải hợp với năm đó và “tốt vía”.


Xem thêm bài viết: Cách chọn tuổi xông nhà, hướng xuất hành năm Mậu Tuất 2018 và ngày giờ tốt mở cửa hàng đầu năm tại Khám Phá 365

Sữa chua dê | Sữa chua Ba Vì | Milk100

Cách chọn tuổi xông nhà, hướng xuất hành năm Mậu Tuất 2018 và ngày giờ tốt mở hàng

Xông nhà, xem hướng xuất đầu năm, chọn ngày giờ tốt mở hàng là tục lệ lâu đời của người Việt Nam mỗi dịp tết đến xuân về. Vì vậy, việc lựa chọn tuổi, chọn người xông nhà, xông đốt đáp ứng được các tiêu chí: có đạo đức, đường hoàng, vui vẻ, rộng rãi, hạnh phúc, thành đạt, đang ăn nên làm ra đã trở nên phổi biến.


Chọn người xông nhà hợp tuổi với gia chủ

Việc đặc biệt quan trọng là người được mời xông nhà năm mới phải là người hợp tuổi chủ nhà. Nên tránh mời những người đang có tang đến xông nhà. Nếu gia chủ có tang thì nên kiêng không đến mừng tuổi cho các gia đình khác trước sáng mùng 1 để tránh cho gia đình người đó không bị xui xẻo. Cũng như vậy, phụ nữ có thai thường kiêng không đi đâu trong những ngày đầu năm mới vì tục ngữ có câu "sinh dữ, tử lành".


Xem cách chọn người có Thiên Can, Địa Chi, Ngũ hành tương sinh với gia chủ tại đây


Chọn người xông nhà hợp với năm 2018

Năm 2018 là năm Mậu Tuất tuổi con chó. Vì vậy, các tuổi xông nhà (Dần - Ngọ) xét theo địa chi thì làm tam hợp rất tốt cho năm 2018.


Ngoài ra, Năm Mậu Tuất 2018 có mệnh Ngũ Hành là Mộc. Theo phong thủy ngũ hành tương sinh thì Thủy Sinh Mộc, vậy chọn người xông nhà có mệnh Thủy là thích hợp nhất trong năm 2018.


Hướng xuất hành đầu năm mới Mậu Tuất 2018


Sau khi đã xông nhà đầu năm mới thì các bạn có thể chọn hướng xuất hành đầu năm 2018 Mậu Tuất. Xuất hành nghĩa là đi ra khỏi nhà sau lúc giao thừa. Có người thì ngay sau giao thừa đã xuất hành đi lễ chùa, lễ đền có người bắt đầu sáng mùng Một Tết mới đi, cũng có người xuất hành vào mùng Hai, mùng Ba Tết, tùy hoàn cảnh cụ thể.


Các hướng nên xuất hành 3 ngày đầu năm mới 2018:


Ngày mùng 1 tết (Thứ 6 ngày 16/2/2018): xuất hành hướng Nam


Ngày mùng 2 tết (Thứ 7 ngày 17/2/2018): xuất hành hướng Hướng Tây Nam


Ngày mùng 3 tết (Chủ nhật ngày 18/2/2018): xuất hành hướng Tây Nam


Ngày giờ tốt mở hàng hoặc mở cửa hàng đầu năm mới Mậu Tuất 2018


Quan niệm của người Việt xưa nay, ngày mở cửa hàng, khai trương đầu năm mới có ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc của gia chủ trong cả năm. Vì vậy, từ xưa đến nay, việc chọn ngày giờ mở hàng luôn rất được coi trọng. Năm mới đến, những người chủ cửa hàng, doanh nghiệp chọn được ngày tốt, giờ đẹp mở cửa hàng mà được vị khách đầu tiên hợp tuổi mua bán chóng vánh, sởi lởi thì tin rằng cả năm nhà chủ sẽ mua may bán đắt, chuyện làm ăn cũng thuận lợi và phát đạt hơn.


Các ngày, giờ đẹp để mở hàng, khai trương đầu năm Mậu Tuất 2018:


Ngày mùng 3 tết (18/2/2018) giờ đẹp Thìn (7h - 9h), Ngọ (11h - 13h), Mùi (13h - 15h), Tuất (19h - 21h)


Ngày mùng 5 tết (20/2/2018) giờ đẹp Mão (5h - 7h), Tỵ (9h - 11h), Thân (15h - 17h), Tuất (19h - 21h)


Ngày mùng 10 tết (25/2/2018) giờ đẹp Sửu (1h - 3h), Mão (5h - 7h), Ngọ (11h - 13h), Thân (15h - 17h)


Người mở hàng thường phải có thiên can, địa chi, mệnh tương sinh với gia chủ, thì sẽ giúp tăng tài khí, may mắn cho gia chủ.


Chọn người mở hàng bên cạnh chuyện hợp tuổi còn phải chọn người “tốt vía” nghĩa là những người hiền lành, đức độ, làm ăn khấm khá… Người đến mở hàng thường chỉ trao đổi việc mua bán khoảng 5, 10 phút chứ không ở lại lâu, để cho mọi việc trong năm của chủ nhà sẽ được trôi chảy thông suốt.


Tóm lại: 


Chọn người xông nhà, xông đất và mở cửa hàng khai trương là người không những tương sinh mệnh, hợp tuổi gia chủ mà cần phải hợp với năm đó và "tốt vía".

Khám phá & Chia sẻ Cách chọn tuổi xông nhà, hướng xuất hành năm Mậu Tuất 2018 và ngày giờ tốt mở hàng tại Ngôi nhà Tâm Linh

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Căn đồng và những biểu hiện của người có căn đồng

Căn đồng, căn quả, căn số đều là những danh từ cùng chung ý nghĩa, ý nghĩa đó là gì? Cùng Giang Anh tìm hiểu về Căn đồng và biểu hiện của người có căn đồng.


Căn là gốc cây, là rễ cây, còn có nghĩa là nguyên nhân, căn do của sự vật, sự việc, hiện tượng.


Số là những biểu hiện, những tác động của các sự vật, sự việc, hiện tượng bên ngoài vào một chủ thể sự sống bao gồm cả con người và các sinh vật có sự sống khác, chủ thể này có thể là một cá thể, hay một nhóm cá thể, hoặc là cả một cả cộng đồng, đôi khi là cả trái đất và vũ trụ.


Quả là kết quả của tất cả những sự tác động bên ngoài đó lên một chủ thể sự sống kia. Quả là cái sẽ đến tất yếu nếu có “căn” kia.


Đồng có nghĩ là đứa trẻ, trong trắng ngây thơ không vết nhơ bẩn.


Tựu chung lại, căn đồng để chỉ con người có những nghiệp duyên, nghiệp chướng, hay nói khác đi là những tội lỗi, đã gây ra từ trước có thể kiếp trước, hoặc kiếp này, tới khi vận đến phải chịu hậu quả, phải đón nhận cái kết quả xấu mà mình đã tạo ra, phải chịu kiếp khổ sở. Những con người đó may mắn được các Thánh đức đoái thương, nên đã chấm chọn để các Thánh cứu vớt, cũng như thay mặt các Thánh làm việc cứu độ thế gian, làm phúc làm thiện bằng nhiều cách, để hòng chuộc lỗi lại cho bản thân, để đạt được an nhiên thanh thản trong đời sống hiện tại và viên mãn sau khi thoát sinh. Họ sẽ là những con người trong trắng giống như trẻ con, để cho các Thánh dẫn dẵn đi theo lí trí, lẽ phải, tình thương yêu cùng sự hiểu biết của các Ngài, bởi chỉ có sự xót thương, tình yêu thương của các Ngài cho bản thân người có căn đồng đó mới có thể thanh tẩy tâm hồn, thể xác, biến đổi cuộc sống của người đó, mới có thể cho họ có được phúc thiện một cách hoàn hảo để nhằm chuộc lại lỗi lầm của chính họ đã gây ra trong quá khứ.


Người có căn đồng là người mang nặng nghiệp duyên, mang nặng số kiếp con người, họ còn phải gánh nặng, tròn việc gia đình xã hội, đủ việc Thánh thần nữa. Do đó ta chớ có cho việc có đồng là cái gì hơn người, những cũng chẳng lấy gì làm hổ thẹn vì ta đang được phụng vụ Thánh đức, đang được Thánh thần thương xót, có khi ưu ái dẫn dắt chúng ta vượt qua những chông gai của cuộc sống đầy nhiễm ô này.


7 biểu hiện thể hiện bạn là người có căn đồng:


1. Người mà có công việc đường trần hay gặp phải khó khăn trắc trở, hoặc hay bị công dã tràng, làm ăn hay bị thất bát, hay gặp nhiều chuyện oan ức chịu thua thiệt khó bày tỏ.


2. Người mà hay thấy nóng ruột, lòng dạ bồn chồn, tinh thần bất an


3. Người hay bị ngáp, nôn khan khi tới các bản đền, bản điện hoặc chùa chiền


4. Người say mê nghe hát chầu văn ( nghe mãi không chán) và thích xem hầu đồng.


5. Người thích đi lễ đền, lễ chùa và cảm thấy rất thanh thản nhẹ nhàng khi làm xong công việc đó, khi chưa làm được thì trong lòng buồn bực khó chịu, tinh thần bứt rứt không yên


6. Người hay mơ thấy rắn ( có thể còn mơ rắn cắn, rắn cuốn) mơ thấy hổ ( hổ đuổi, hổ vồ)


7. Người hay bị vong nhập



Khám phá & Chia sẻ Căn đồng và những biểu hiện của người có căn đồng tại Ngôi nhà Tâm Linh

Văn cúng vong cho linh hồn thai nhi siêu thoát tại nhà

Có thể nói, Khi mang thai được là niềm hạnh phúc rất lớn của các cặp vợ chồng. Nhưng vì một số lý do nào đó mà họ bắt buộc phải bỏ thai nhi ( VD: Trong quá trình mang thai bị cúm, sởi .v.v.v.) Việc náo pha thai là một hành động hết sức tội lỗi. Bởi chúng ta đã phá hoại, hủy hoại một sinh linh. Khi thai nhi chết đi thường trở thành những oan hồn, mang trong lòng oán hận vì cha mẹ không cho con chào đời, tạo ra nhiều nghịch cảnh.


Với những người mẹ, người cha bị vong thai nhi oán giận như thế cũng rất dễ dàng giao lưu với vong con mình trong một số hoàn cảnh và điều kiện quy định. Mặc dù khi chết như trong trạng thái nạo, hút, phá thai bằng những biện pháp cực đoan, nhưng vong vẫn phát triển tư duy theo năm tháng. Ví dụ sau 40 năm (thời gian cõi trần) thì thai nhi giống như đứa trẻ đã 4 tuổi (thời gian cõi âm).


Xem thêm: Vong hài nhi đỏ.


Những thai nhi nếu không được cha mẹ quan tâm (cúng lễ) thì rất oán giận và hay làm tổn thương cha mẹ bằng các chứng bệnh tật, ốm đau.


vong hài nhi


Bởi vậy những người mẹ có phá bỏ thai (từ độ tuổi có tim thai) mà trải qua thời gian đang mạnh khỏe bỗng nhiên trở nên hay đau yếu lắm bệnh tật thì điều đầu tiên phải nghĩ tới là thai nhi đang oán trách, do vậy phải biết con cái mà mình đã bỏ thuộc vào độ tuổi nào để biết cách cúng lễ cho chúng áo quần, đồ ăn thức uống phù hợp thì sẽ khỏi bệnh.


Việc cúng vong hồn thai nhi, giúp thai nhi siêu thoát là một điều hết sức quan trọng. Dù vô tình hay cố ý đã phạm lầm lỡ, mọi người hãy tìm cách hóa giải nghiệp chướng đó cho lòng thanh thản. Cho những vong nhi được ngậm cười, yên lòng đi đầu thai nơi cửa khác. Rất nhiều người đã làm lễ cầu siêu để tạ lỗi với con và mong linh hồn con siêu thoát.


Bài viết dưới đây những điều ba mẹ cần làm tham khảo trên trang Bát Quái để những bạn nào mắc phải nghiệp này có thể tham khảo và áp dụng.


1. Đặt tên cho thai nhi


Đức Dalai Latma đã khẳng định: “Phật giáo quan niệm rằng ý thức xâm nhập ngay từ phút giây đầu tiên của sự thụ thai”. Chính vì thế, bào thai dù chỉ mới hình thành vẫn có thể được coi như một con người. Và thai nhi cũng có rất nhiều cảm xúc khi bị bỏ. Một trong những cảm xúc ấy là tủi thân, tủi phận về số kiếp của mình đã không may mắn được làm người.


thai nhi

Khi người mẹ phá thai là đã tạo tội, đã thiếu nợ với vong linh thai nhi ấy, do đó đặt một cái tên đàng hoàng giống như đang chuộc lỗi vậy. Nó nói lên cái tâm hối lỗi và muốn chuộc tội của cha mẹ. Chỉ như vậy thôi đã để lại sự cảm thông của vong linh thai nhi nhiều rồi.


Nếu cha mẹ nào chưa đặt cho con cái tên thì ngay bây giờ hãy làm liền đi, đừng nghĩ là con mất lâu rồi nên không cần đặt tên. Nên nhớ có những “vong” thai nhi không những theo cha mẹ kiếp này mà còn theo cho đến những kiếp khác nữa. Cuộc sống của ta trải qua mấy mươi năm rồi ra đi, nhưng nếu lúc sống lỡ phạm vào nghiệp này nếu chưa hóa giải được, có thể “vong thai nhi” đó sẽ theo ta đến kiếp khác.


2. Bài cúng cầu vong thai nhi được siêu thoát


Sách nhà Phật có nói, được làm người khó như một con rùa mù ở giữa biển cả mênh mông, phải rất lâu mới trồi lên được mặt nước một lần. Trên mặt biển có một khúc gỗ mục trôi, con rùa làm sao trồi lên gặp đúng bộng cây đang trôi vô định đó, điều ấy thật khó xảy ra. Vậy, khi một người mẹ chối bỏ một thai nhi nghĩa là chỉ trong một phút, họ đã phá đi sự cố gắng, tu tập một kiếp thậm chí là ngàn kiếp của đứa trẻ đó.


Chính vì vậy, vong thai nhi khi bị phá bỏ thường chuyển từ yêu thương sang oán hờn nên rất khó siêu thoát. Gia đình phải tổ chức lễ cầu siêu cho vong thai, giúp thai nhi sớm được siêu thoát. Để cầu cho con bớt khổ thì cha mẹ hãy nguyện làm một điều tốt đẹp, có phước đức rồi hồi hướng cho con. Thay vì cứ ngồi mà nói cha mẹ đã ăn năn thì hãy làm một việc gì đó có nghĩa thì ích lợi hơn nhiều.


Lễ nghi và bài cúng vong thai nhi tại nhà:


+ Đồ cúng cho vong thai nhi:


– Sữa ông thọ pha ra ly hoặc sữa hộp nhỏ (cô gái Hà Lan, Vinamilk. vv…kèm ống hút)


– Bánh kẹp loại ngon ( không phải loại cúng cô hồn ), Sô cô la càng tốt.


– Tùy bạn bỏ hay mất bao nhiêu thai nhi , thì cứ 1 thai nhi là 2 bộ quần áo giấy nam , nữ (nếu như không biết giới tính thai nhi) kèm theo giấy tiền vàng bạc.


+ Bài cúng cho vong thai nhi:


“OM AH HUNG Xin nhờ lửa làm tan chảy không còn sót những món diệu dục đơn giản nhưng quí giá này hóa một đám mây vô tận trong không gian thành một tiệc cúng dường không chấp trước, xin cho con dâng cúng lên chín phương Trời mười Phương Phật chư Phật mười phương.


Hôm nay là ngày… tháng… năm… Tín chủ con là… ở tại số nhà… thành kính dâng lên cúng dường Chư Phật mong Chư Phật ban phước cho toàn thể chúng sinh không chừa sót một ai những điều an lành nhất. Con cũng xin nhờ vào tiệc cúng dường này, ánh sáng từ bi và trí tuệ của Chư phật sẽ hiện hữu trong tâm con và tất cả mọi người đồng thời chiếu sáng tất thảy các cõi khác để tất thảy hướng về Phật Pháp. Con nguyện với lòng thành tâm của mình trước Chư Phật xin được sám hối mọi lỗi lầm do thân khẩu ý con đã phạm phải từ trước tới nay.
Con xin cúng dường tới các chư thiên, thiện thần, hộ pháp mong các ngài che chở cho con cùng gia đình luôn an lành, thoát khỏi mọi thế lực xấu và ác của cõi dương và cõi âm.


Con cũng xin được nhờ vào lễ hỏa cúng này, hồi hướng cầu siêu cho tất cả các chúng sinh không chừa sót một ai đang lang thang trong cõi thân trung ấm hay cõi âm để họ bớt sợ hãi, đau khổ và nhanh chóng được chuyển nghiệp. Con cầu xin được cầu siêu cho cửu huyền thất tổ gia tiên gia tộc họ… cho cha…, mẹ… hay…. được hoan hỉ và sớm siêu thoát về nơi cực lạc hay cõi an lành khác”.


+ Bỏ đồ cúng cho vong nhi vào đốt… rồi khấn tiếp:


“Đặc biệt con xin được thành tâm sám hối cho nghiệp sát con phạm phải đối với các hài nhi đã từng kết duyên cùng con mà con chối bỏ. Cầu mong các hài nhi tha thứ và xóa bỏ mọi tâm tư oán hờn gây chướng ngại tới con, cầu mong các vong nhi buông bỏ và sớm chuyển đầu thai vào các cõi an lành mới. Cầu mong tất cả các vong nhi khác cũng đều hoan hỉ và siêu thoát như vậy.


Con nguyện sẽ gắng làm những điều thiện để hồi hướng, trợ duyên cho các vong nhi sớm được siêu thoát (nguyện thêm gì tùy tâm khấn ra…). Cầu mong cho lời nguyện lành của con được thành sự thật.


Nếu đã tu thì đọc mật chú, nếu không biết thì đọc thần chú sáu âm của Bồ tát Quán Thế Âm “OM MA NI PADE ME HUM” 108 lần (Cách đọc: “ôm ma ni pát đờ (đờ đọc thầm âm gió) mê hum”.


Sau khi cúng xong hãy nói:


“Lễ hỏa cúng đến đây là kết thúc, xin được mời các ngài và các chư vị an tọa về nơi trụ xứ của mình và chỉ trở lại khi gia chủ có lời thỉnh mời. Xin các vong hãy hoan hỷ đón nhận tấm lòng thành của gia chủ mà sớm được siêu thoát”. Cũng xin che chở cho gia chủ mọi sự được tốt đẹp an lành. Gia chủ xin cảm tạ.


3. Những lưu ý khi cúng


1.Thắp 3 cây nhang, cháy được 1/2 cây, bắt đầu hóa mã quần áo giấy , đổ sữa xuống đất từ từ và nhẹ nhàng (đổ trên mâm nếu cúng trong nhà). Đồ ăn không bỏ, chia nhau cả nhà dùng bình thường vì không phải đồ cúng cô hồn.


2. CÚNG NỬA TRONG NỬA NGOÀI NHÀ (nhà tầng thì cúng trong nhà nếu không có sân) để trên cái bàn nhỏ, không được đặt trên bàn thờ Phật hay Gia Tiên.


3. CÚNG trong thời gian từ 7H SÁNG ĐẾN 5H CHIỀU, SAU 5H CHIỀU, THAI NHI SẼ không được phép nhận đồ cúng nên sẽ thành vô ích hết nếu cúng lố giờ.


4. Nếu có điều kiện, hãy làm đều đặn mỗi tháng vào các ngày rằm. Nếu không, cố gắng làm vào các dịp như rằm: tháng giêng, tháng 4, tháng 7, tháng 8, tháng chạp. Nó đem lại cho các bạn nhiều điều lợi lạc hơn bạn tưởng.


Hi vọng với Bài cúng vong thai nhi tại nhà cho linh hồn siêu thoát giúp mọi người có thể cầu siêu cho thai nhi được yên nghỉ, nhanh chóng chọn được gia đình mới, để sống kiếp khác tốt hơn.


Xem thêm bài viết: Văn cúng vong cho linh hồn thai nhi siêu thoát tại nhà tại Khám Phá 365

Sữa chua dê | Sữa chua Ba Vì | Milk100

Điềm báo khi đang ăn bị gãy đũa

Trên khắp đất nước Việt nam, người dân đều sử dụng đũa trên mâm cơm để gắp thức ăn. Việc dùng đũa để gắp thức ăn không những trở thành thói quen bất di bất dịch mà chúng còn là vật dụng không thể thiếu trong những bữa ăn hàng ngày của chúng ta.


Đôi đũa Gỗ


Chất liệu để tạo nên đũa ăn vô cùng đa dạng cũng như muôn hình vạn trang, có thể từ nguyên liệu kim loại như: Vàng, bạc, inox hay đến nay người ta sử dụng những loại nguyên liệu gần gũi với con người hơn như gỗ, tre, trúc ....


Khi còn nhỏ, tay ta chưa quen cầm nắm thì bạn sử dụng thìa, còn khi lớn lên bạn sẽ phải học cách cầm đũa để gắp thức ăn. Vì vậy, đôi đũa dần đã trở thành hình ảnh bình thường không thể thiếu trong cuộc sống của Người Việt Nam.


Việc sử dụng đũa là học cách ăn của những loài chim. Vậy Gẫy đũa là điểm báo gì, Có xui xẻo không ? 


Với niềm tin tâm linh bất diệt của Người Việt Nam từ trước đến nay, thì bất cứ một chuyện gì nhù nhỏ xảy ra thì họ đều cho rằng đây là dấu hieeujc ủa một điềm báo nào đó và gãy đũa cũng không phải là ngoại lệ.

Chính vì vậy, những người đột nhiên bắt gặp trường hợp này, đều thắc mắc rằng: Gãy đũa là điềm báo gì, có xui không?

Có nhiều người cho rằng gãy đũa chính là điềm báo xấu, xui xẻo mà người đó sẽ gặp phải cụ thể là những việc trong gia đình sẽ cãi cọ, không còn hòa thuận với nhau, Đối với Công việc thì sẽ trở nên trắc trỏ, khó khắn.

Tuy nhiên, đây chỉ là sự phán đoán của những người trước đây. Còn việc bạn đang ăn cơm mà đũa gãy thì được coi là bình thường, bởi những chất liệu như gỗ, nhựa khi tác động  một ngoại lực đủ mạnh sẽ khiến chúng bị gãy mà thôi.

Bạn cũng cần phải Lưu ý rằng trong khi ăn uống không nên thực hiện những hành động như sau: 


Khi ăn uống nên hạn chế gõ, khua chén đũa


Không cắm đũa đứng giữa bát cơm. vì đó là hình thức cũng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.


Với quan điểm của người viết bài này thì: Gãy đũa là việc bình thường, không phải là vấn đề khiến bạn băn khoăn và lo lắng.


ST


Xem thêm bài viết: Điềm báo khi đang ăn bị gãy đũa tại Khám Phá 365

Sữa chua dê | Sữa chua Ba Vì | Milk100

Nhân quả báo ứng hiện hữu, nghiệp báo thiện ác

Nhân quả báo ứng - Phật Đà cảnh báo thế nhân: Trong đại dương mênh mông rộng lớn, miếng gỗ đục lỗ tròn trôi dạt vô định. Trong biển sâu có một con rùa mù, một trăm năm nổi lên mặt nước một lần, va phải lỗ hổng miếng gỗ. Khi một người khi mất đi nhân thân, cơ hội có lại được thấp hơn rất nhiều việc con rùa chui Phật Đà cảnh báo thế nhân: Trong đại dương mênh mông rộng lớn, miếng gỗ đục lỗ tròn trôi dạt vô định. Trong biển sâu có một con rùa mù, một trăm năm nổi lên mặt nước một lần, va phải lỗ hổng miếng gỗ. Khi một người khi mất đi nhân thân, cơ hội có lại được thấp hơn rất nhiều việc con rùa chui vào cái lỗ trên miếng gỗ.vào cái lỗ trên miếng gỗ.


Trong kinh tự thánh nhân để lại, chúng ta may mắn được lĩnh hội những giáo điều của Phật Đà và Bồ Tát. Từ những lời khuyên ân cần từ bi, chúng ta được biết đạo lý thế sự.


Khi chúng ta nhìn thấy người đứng đầu của một nước, một tỉnh, một huyện hay vùng đất nào đó, liền có thể biết kiếp trước họ là người quy y Phật Pháp Tăng Tam bảo.


Khi nhìn thấy người giàu có, chúng ta biết họ trước đó họ là người quyên góp cúng bái Phật pháp tăng Tam bảo và quan tâm đến những mảnh đời bất hạnh.


Khi ta thấy người trường thọ, khỏe mạnh thì hiểu họ trước đó luôn tuân thủ lời răn dạy của giới luật.


Còn khi chúng ta nhìn thấy người có diện mạo đoan chính, thần sắc tươi sáng, lời nói hào sảng, nhiều người kính trọng, có thể hiểu họ đã chịu tất cả ủy khuất của đời người, nhưng vui vẻ đối mặt, không có bất cứ oán trách.


Đối với người có vẻ ngoài khoan thai ổn trọng, lời nói và hành động hợp với khuôn phép của người từng được độ pháp sẽ hiểu rõ họ là người có tấm lòng thanh tịnh, hướng tới điều tốt.


nhân quả có thật


Gặp người có trí tuệ, luôn có cái nhìn thấu tình đạt lý đối với mọi việc trên đời, có thể chỉ bảo người khác thay đổi bản thân hướng tới cái thiện, người đời khắc ghi trong lòng lời dạy của họ, liền biết người đó kiếp trước là người thấu triệt Kinh tàng, chăm chỉ học tập và thực hành giáo điều Phật pháp.


Đối diện với người có giọng nói rung động lòng người thì nhận ra rằng âm nhạc và giọng hát của người đó nhận được sự khen ngợi của Phật Pháp Tăng Tam bảo.


Khi thấy người luôn sạch sẽ, không bệnh tật thì hiểu rõ đó là người đó kiếp trước có tấm lòng hướng thiện.


Thấy nhân sĩ có vóc dáng cao lớn, chúng ta biết họ luôn kính cẩn lễ phép đối với thế nhân và thánh thần.


Tuy nhiên, những người có vóc dáng nhỏ bé thì kiếp trước luốn ngạo mạn, coi thường người khác.


Gặp người có tướng mạo xấu xí khó coi, liền biết kiếp trước đức hạnh của họ luôn không tốt, luôn giận dữ hận thù người khác.


Người ngu ngốc kiếp trước luôn không thích đọc sách thánh hiền.Đối với người cứng nhắc ngoan cố và không hiểu biết, kiếp trước chắc chắn không truyền bá những lời răn dạy của bậc thánh hiền.Mỗi khi nhìn thấy người có giọng nói khàn hoặc bị câm thì có thể hiểu người đó kiếp trước luôn phi báng gièm pha mang đến thị phi cho người khác.Khi thấy người làm nô tỳ, chúng ta biết rằng đây là hậu quả do kiếp trước họ vay tiền không trả.


Khi thấy người có vẻ ngoài hèn mọn thấp kém, là do kiếp trước không lễ bái trước Phật đà Quan thế âm Bồ tát và Tăng nhân.


Những người vừa đen vừa xấu kiếp trước luôn thích việc thổi tắt đèn dầu trước ban thờ Phật.


Người vừa điếc vừa mù kiếp trước không thích nghe bậc Thánh hiền giảng kinh.


Còn khi nhìn thấy người thường xuyên trần trụi, không che đậy, liền hiểu người đó kiếp trước mặc hở hang tùy tiện đi lại trước bảo tháp hoặc chùa chiền.


Xem thêm bài viết: Nhân quả báo ứng hiện hữu, nghiệp báo thiện ác tại Khám Phá 365

Sữa chua dê | Sữa chua Ba Vì | Milk100

Một số kinh nghiệm khi đi xem bói, xem phong thủy

Xem bói, coi bói vận mệnh hay xem phong thủy luôn là nhu cầu thiết yếu của đại đa số con người. Vì rằng con người ai cũng có vận mệnh của riêng mình, thậm chí người xưa còn có câu ” Sống chết có số”. Từ biết bao đời nay, biết bao nhiêu người, từ vua chúa, quan lại đến thường dân ai cũng có nhu cầu muốn xem bói, coi bói xem phong thủy để biết vận mệnh của bản thân mình, biết được tiền tài, công danh, sự nghiệp sẽ như thế nào.


Ngoài ra còn có thể áp dụng việc xem bói trong việc đặt tên cho em bé mới sinh, tìm một cái tên, nghệ danh mới phù hợp với bản thân hoặc thậm chí có thể xem cả việc nam nữ kết hôn có thuận lợi không. Các ứng dụng khác của việc xem bói là xem ngày giờ tốt, xem ngày giờ xuất hành, động thổ, cúng kiếng, chuyển nhà, nhập trạch, kết hôn…. Trong khuôn khổ bài viết này sẽ người viết có 10 lời khuyên cho những ai có nhu cầu đi xem bói, xem phong thủy như sau:


1. Không thể chỉ dựa vào năm sinh mà nói người này xung khắc với người kia, ví dụ nói người tuổi Mão thì chắc chắn xung khắc với người tuổi Dậu nên nam nữ cho dù yêu nhau đến mấy cũng không được lấy nhau. Phụ nữ tuổi Mão thì không được sinh con tuổi Dậu. Sếp tuổi Mão thì bắt buộc nhân viên không được người nào có tuổi Dậu.


2. Vận mệnh của một con người phải dựa vào 5 yếu tố quan trọng gồm năm, tháng ,ngày, giờ sinh, giới tính. Còn nếu chỉ nói người sinh vào năm này, năm nọ, bất kể là nam hay nữ thì là mệnh này, mệnh nọ là cách nói bình dân, chung chung, không chính xác vì trong 1 năm có biết bao nhiêu người được sinh ra.


3. Các hình thức xem bói khác như lên đồng, gọi hồn, áp vong, bùa chú, bùa ngãi, cảm xạ, nhân điện… thuộc về hình thức tâm linh, huyền bí. Tôi xin phép không nói chi tiết về các hình thức này.


4. Tuy rằng có thể nhiều người không tin, cho rằng mê tín dị đoan nhưng nếu người nào đó cho rằng bị ếm bùa, ếm ngãi thì tốt nhất là đến các ngôi chùa có danh tiếng, uy tín để nhờ các sư thầy, sư cô cứu giúp.


5. Các hình thức xem bói dựa vào năm tháng ngày giờ sinh như Tứ Trụ, Tử Vi, xem tướng , xem bói bài, bóc quẻ, xin quẻ thì đều dựa vào cơ sở thông tin để luận đoán vận mệnh. Nguyên tắc của việc xem bói theo hình thức này là phải “ Ứng lá số mới luận tương lai”.


6. Phong thủy không chỉ đơn giản chỉ là nói về hướng, rốt cục thì chỉ có 4 phương 8 hướng mà thôi. Một căn nhà mà mang tiếng là hướng tốt và hướng đó đối diện với bãi rác, bãi tha ma, nơi u ám thì cũng nên cân nhắc lại.


7. Trong thực tế xã hội có nhiều người lợi dụng việc xem bói để hù dọa làm sợ hãi người khác nhằm mục đích moi tiền, vụ lợi, đòi hỏi phải đóng bạc triệu đến bạc tỷ để cúng giải hạn, giải nạn. Hy vọng mọi người cẩn thận đề phòng.


8. Có câu “ Nhất Mệnh, Nhì Vận, Thứ Ba mới là Phong Thủy”, phong thủy tuy cũng có tác động ảnh hưởng nhưng không phải là tất cả. Không nên nghỉ rằng đi xem phong thủy là có thể sẽ giải quyết hết các vấn đề.


9. Căn nhà chúng ta đang ở mấy chục năm nay, những năm tốt đẹp có tiền nhiều thì không khen căn nhà đâu, đến lúc thất bại mất tiền thì lại đổ lỗi cho căn nhà bị phong thủy xấu. Đúng là “căn nhà mà biết nói năng, thì thầy phong thủy hàm răng không còn”.


10. Số mệnh con người quan trọng nhất chính là phúc đức. Vì vậy luôn có câu “ Đức Năng Thắng Số”. Nếu phong thủy mà quyết định tất cả thì các đời vua phong kiến còn tồn tại dài dài và bản thân các thầy phong thủy đã có thể tự làm giàu, con cháu dòng họ cả nhà làm quan để khỏi mất công đi làm cho thiên hạ.


Tôi luôn cho rằng vận mệnh con người là do chính con người quyết định. Có câu “Tận Nhân Lực – Tri Thiên Mệnh” là chính vì vậy.


Nguồn: Thầy Hiếu.



Khám phá & Chia sẻ Một số kinh nghiệm khi đi xem bói, xem phong thủy tại Ngôi nhà Tâm Linh

Chùa Đồng (Yên Tử, Quảng Ninh)

Chùa Đồng có tên gọi ban đầu là Thiên Trúc Tự, sở dĩ được gọi là chùa Đồng vì toàn bộ Chùa được làm bằng chất liệu đồng (theo lời sư trụ trì chùa Thích Thanh Quyết). Chùa tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068m). Chùa Đồng (Yên Tử) đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là ngôi chùa đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất cả nước.


Đây cũng là ngôi chùa được xếp vào hàng độc đáo nhất trên thế giới, được ví như một “kỳ quan mới” tại khu danh thắng Yên Tử – hiện đang giữ rất nhiều kỷ lục mà không phải ai cũng biết.


Phía sau chùa là vực sâu với vách núi đá dựng đúng thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang.




[caption id="attachment_2965" align="aligncenter" width="1021"]Lễ hội chính của Chùa Đồng là mùng 10 tháng Giêng hàng năm Lễ hội chính của Chùa Đồng là mùng 10 tháng Giêng hàng năm[/caption]

Cảnh quan và Kiến trúc Chùa Đồng


Khi thi công chùa Đồng mới, hai ngôi chùa cũ trên đã được chuyển về bảo quản tại Ban Quản lý di tích Yên Tử, và sau này được chuyển về Nhà trưng bày.


Địa thế chùa được dựng mang hình dáng một đóa sen khổng lồ, trong đó mỗi phiến đá là một cánh sen nở, chùa Đồng tọa lạc giữa đài sen. Địa thế nghiêng sang hai bên, phía đông triền đá dốc nghiêng, phía tây dốc đứng thành vực thẳm, lối đi chỉ vừa một bàn chân chênh vênh. Chùa quay về hướng Tây Nam, có bình đồ kiến trúc hình chữ “nhất”, một gian hai chái, cũng mang dáng như một bông sen nở.


Chùa Đồng mới do các nghệ nhân đúc đồng ở Ý Yên, Nam Định thực hiện theo mẫu chùa Dâu Keo (Thuận Thành, Bắc Ninh), nặng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m và chiều cao từ cột nền tới mái là 3,35m. Các hoa văn, họa tiết trên đầu đao, bệ mái mang đậm phong cách đời Trần. Toàn bộ công trình gồm chùa, tượng Phật, chuông nặng hơn 70 tấn, được đúc bằng đồng nguyên chất nhập từ Australia, với khoảng hơn 4.000 cấu kiện, trong đó cấu kiện nặng nhất có trọng lượng 1,4 tấn, được lắp đặt trực tiếp trên đỉnh núi.


Hai bên chùa có giá treo chuông, khánh. Sau chùa là nhà tăng cho sư an trú lo Phật sự của chùa.


Do vị trí cheo leo, đỉnh núi quanh năm mây mờ che phủ nên chùa được thiết kế đặc biệt với những phương pháp tối ưu nhất để chống chịu với thời tiết khắc nghiệt.


Lên đỉnh Yên Sơn, đi trong mây không phân biệt đâu là trời, đâu là đất, đâu là người ở nơi hòa đồng giữa trời đất và người (thiên, địa, nhân). Từ đỉnh Yên Sơn nhìn về 4 hướng là cả vùng Đông Bắc như dải lụa xanh thẳm, cảnh đẹp lạ thường.


Lịch sử Chùa Đồng


Chùa Đồng – Yên Tử từng là nơi tu hành của Đức Vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông, con trưởng của vua Trần Thánh Tông (1258-1308). Nguyên khởi, chùa Đồng do một bà phi của chúa Trịnh dựng vào thời hậu Lê (thế kỷ 17). Chùa được đúc bằng đồng, ban đầu chỉ là một cái khám nhỏ, một người chui không lọt.


Đến năm Canh Thân 1740, đời vua Lê Cảnh Hưng, bão làm bật mái chùa, sau bị kẻ gian dỡ phần còn lại chỉ để lại dấu tích các hố cột chôn trên mỏm đá.


Vào mùa Đông 1930, bà Bùi Thị Mỹ từ chùa Long Hoa tái tạo chùa Đồng bằng bê tông cốt đồng trên một hòn đá vuông cao quá đầu người ở vị trí chùa Đồng cũ.


Đến năm 1993, ông Nguyễn Sơn Nam, một Việt kiều ở Mỹ, cùng các phật tử ở hải ngoại phát tâm đúc lại chùa mới kiến trúc hình chữ Đinh theo dáng một bông sen nở, ngự trên sập đồng chân quỳ dạ cá trổ hình hoa sen cách điệu, đặt ngay bên cạnh ngôi chùa Đồng bằng bê tông xây dựng đầu thế kỷ XX.


Theo tinh thần, hai chùa quy vào một khối, không để Phật tử và nhân dân phải thờ hai chùa Đồng cùng một lúc, thực hiện Quyết định số 3325/QĐ-UB ngày 29/8/2005 của UBND tỉnh Quảng Ninh Phê duyệt dự án đầu tư tôn tạo tại chùa Đồng tại khu di tích Yên Tử, TP Uông Bí. Ngày 03 tháng 6 năm 2006 dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Phật học Đại Đức Thích Thanh Quyết (Thượng Tọa Thích Thanh Quyết) và Ban Quản lý Dự án chùa Đồng, bằng công đức thập phương trong và ngoài nước đã khởi lễ đúc chùa Đồng theo mẫu thiết kế của kiến trúc sư Trần Quốc Tuấn – Viện Bảo Tồn Di Tích. Chùa được khánh thành vào ngày 30 tháng 01 năm 2007, tọa lạc trên đỉnh non thiêng ở vị trí giữa hai ngôi chùa được xây dựng trước đây.


Hệ thống thờ cúng tại Chùa Đồng


Hệ thống tượng Phật trong chùa gồm 1 pho tượng Phật Thích Ca và 3 pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm. Tượng có kích thước cao trung bình từ 0,45-0,87m tọa trên đài sen, trong đó 3 pho tượng Tổ được tạo tác lớn hơn. Tượng Thích Ca trong trang phục áo cà sa, tọa thiền với tư thế kiết già (thế liên hoa tọa). Tượng Đệ nhất Tổ (Trần Nhân Tông) mặc áo cà sa, tay úp lên hai đùi, tư thế ngồi “kiết già kiểu cát tường” hay còn gọi là “cát tường tọa” mắt nhìn xuống soi rọi nội tâm. Tượng Đệ nhị Tổ (Pháp Loa) và Đệ tam Tổ (Huyền Quang) mặc áo cà sa, tư thế ngồi kiết già không lộ bàn chân, tay kết “định ấn”. Toàn bộ 3 pho tượng Tổ ngự trên đài sen đặt trên bệ, trang trí hoa văn hình sen, cúc, thị, lá lật, hoa văn sóng nước.


Từ lâu, chùa Đồng không chỉ mang ý nghĩa về kiến trúc mà xét trên phương diện tín ngưỡng lâu đời, nó có ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Chùa Đồng Yên Tử hoàn toàn khác biệt bất cứ công trình đúc kim loại nào trên thế giới, kể cả kiến trúc và điêu khắc mỹ thuật. Đó là vẻ đẹp vừa khỏe khoắn, vừa mềm mại, bay bổng.


Theo dân gian, chùa Đồng – Yên Tử là nơi con người có thể cầu viện được “sinh lực của vũ trụ” cho mọi mặt của cuộc đời. Dòng sinh lực vũ trụ này như mọi nguồn hạnh phúc chảy xuống mặt đất làm nảy nở sự sống. Dòng tôi chảy của sự thiêng liêng đó chỉ xảy ra ở những mảnh đất hội được những điều kiện nhất định. Chùa Đồng, nơi mà tín đồ, phật tử đặt niềm tin vào sự linh ứng mỗi lần đến thăm viếng để được nhập vào nguồn sinh khí vô biên đó.


Hàng năm, lễ hội ở chùa Đồng và Yên Tử nói chung diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch) và 3 ngày đầu năm. Ngoài ra, vào những ngày sóc, vọng hay lễ Vu Lan, Phật đản, nhiều Phật tử cả nước cũng về đây hành hương lên chốn Trúc Lâm Yên Tử linh thiêng để tỏ lòng thành kính với Đức Phật từ bi.


Xem thêm bài viết: Chùa Đồng (Yên Tử, Quảng Ninh) tại Khám Phá 365

Sữa chua dê | Sữa chua Ba Vì | Milk100